Nên cho trẻ bắt đầu học tiếng anh lúc nào? Học như thế nào? Chắc sẽ là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh. Ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho ba mẹ những kiến thức cần biết và dạy trẻ tiếng anh trong độ tuổi nào và vì sao?
Thay vì việc chú trọng các môn Toán, Tiếng Việt như trước đây, trẻ ở lứa tuổi mầm non đa số được bố mẹ định hướng học bổ sung thêm một loại ngôn ngữ nước ngoài, nhất là Tiếng Anh. Nhưng vẫn có số ít bố mẹ cho rằng việc cho trẻ học thêm ngôn ngữ thứ hai quá sớm sẽ khiến não bộ nhiễu loạn thông tin, tiếng Việt chưa sõi, sẽ mất tập trung cho tiếng mẹ đẻ.
Tuy nhiên, bố mẹ đừng quá lo lắng, theo Giáo sư Tiến sĩ Arnold Lucius Gesell – Bác sĩ khoa y, Nhà tâm lý học người Mỹ cho rằng: “Trước 6 tuổi, đại não gần như đã tương đối phát triển, nếu để lỡ khoảng thời gian này thì về sau, trí não, tính cách và tâm hồn con người vĩnh viễn không bao giờ có được cơ hội tốt như thế để xây dựng nền tảng cơ sở cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần”.
Việc cho trẻ học ngoại ngữ vào giai đoạn 4-6 tuổi sẽ giúp bé vượt qua rào cản về ngôn ngữ, có phản xạ tự nhiên nhanh, tư duy tốt hơn và kích thích não bộ phát triển, tăng khả năng tiếp thu kiến thức,…
1. Kích thích não phát triển.
Nhiều nghiên cứu gần đây đã đồng loạt chỉ ra rằng việc cho trẻ làm quen, tiếp xúc với ngoại ngữ ngay từ bé thực sự hữu ích cho bộ não.
Tạo cơ hội cho con tiếp xúc và học song song hai ngôn ngữ từ nhỏ sẽ gia tăng sự linh hoạt của hệ thần kinh, tăng khả năng tiếp thu, lọc và xử lý thông tin, chỉ số thông minh cảm xúc cao hơn, kỹ năng giao tiếp xã hội nhuần nhuyễn hơn…
2. Tiếp thu kiến thức nhanh.
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất thay vì cách học thụ động khi trưởng thành. Trẻ tự tìm ra cho mình một quy tắc riêng, một cách sắp xếp thông tin riêng phù hợp với với khả năng tư duy não bộ của trẻ. Chính vì vậy, trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn và không bị “loạn” thông tin như bố mẹ vẫn lầm tưởng.
Việc học tiếng Anh không những không ảnh hưởng tới tư duy học tiếng Việt mà còn giúp trẻ nói tiếng Việt logic và tập trung chú ý hơn ngày khi còn nhỏ.
Môi trường học lý tưởng, năng động cũng góp phần thúc đẩy khả năng tiếp thu kiến thức của con: con có thể giao tiếp, tương tác trực tiếp với thầy cô, bạn bè; tham gia hoạt động nhóm; múa hát, thủ công,… Điều này không những giúp các con cảm thấy thoải mái mà còn giúp não bộ nhạy bén, nhập thông tin nhanh và chính xác nhất.
3. Không bị mắc rào cản ngôn ngữ
Học tiếng Anh từ khi còn nhỏ sẽ giúp các con trở nên tự tin, mạnh dạn, không sợ sai và nói chuyện lưu loát hơn trong việc giao tiếp hằng ngày, đặc biệt là tự tin khi thuyết trình trước đám đông trong tương lai.
Thông thường, ở độ tuổi này, các con bắt chước rất nhanh và chính xác.Với phạm trù ngôn ngữ, trẻ rất dễ dàng phát âm lại với ngữ điệu và ngữ âm tương tự khi được nghe từ xung quanh hoặc người lớn. Do đó, các hoạt động trên lớp của con chủ yếu học thông qua các bài hát vui nhộn, câu chuyện hấp dẫn, hoạt động đóng vai lý thú,….
4. Nghe, nói chuẩn ngay từ đầu
Vì trẻ trong độ tuổi này bắt chước rất giỏi nên không khỏi ngạc nhiên khi bố mẹ thấy con có thể hát lại bài hát nhạc nước ngoài mà con thích chỉ sau một vài lần nghe mặc dù chưa biết đọc chữ.
Thế nên, khi được hướng dẫn đúng phương pháp, trẻ sẽ có khả năng phát âm chuẩn xác và kỹ năng nghe tốt hơn rất nhiều so với tuổi lớn hơn.
Và chính vì bé có khả năng bắt chước rất nhạy bén nên bố mẹ phải thật thông thái trong việc lựa chọn một trung tâm uy tín, chất lượng, môi trường năng động kết hợp với sự giảng dạy của giáo viên bản ngữ – những người tới từ các nước nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ.