Nhiều chuyên gia khẳng định chán học là “căn bệnh” mà rất nhiều học sinh đang mắc phải. Trẻ từ chối việc học, vấn đề không chỉ nằm ở tính cách và năng lực của trẻ mà đôi khi còn xuất phát từ chính môi trường sống cũng cách nuôi dạy con của cha mẹ. Dưới đây là một số nhân tố căn bản gây nên tình trạng chán học ở trẻ:
Trẻ có thể cảm thấy chán nản, tự ti hay thậm chí buông bỏ việc học vì trẻ thiếu tự tin với thành tích của bản thân.
Thành tích học tập kém trong một thời gian dài có thể làm cho trẻ nghĩ là bản thân không có khả năng trong việc học tập, hiểu bài chậm hơn các bạn cùng lớp. Hoặc có thể cảm thấy xấu hổ vì bị các bạn cùng lớp trêu chọc. Cha mẹ đừng nên nổi nóng la mắng các con mà hãy cố gắng cùng con ngồi xuống tìm hiểu nguyên nhân để vạch ra kế hoạch cụ thể giúp con tiến bộ.
Việc hay mất tập trung trong khi học xảy ra rất nhiều ở các bạn học sinh.
Những hoạt động vui chơi giải trí như xem tivi, chơi đùa với bạn bè hay những buổi tiệc ở nhà hàng xóm sẽ rất dễ thu hút sự chú ý của trẻ khiến trẻ quên đi việc học quan trọng. Cha mẹ cần hạn chế những sự ảnh hưởng của những hoạt động của người lớn để trẻ không cảm thấy đơn đọc hoặc ghen tị. Hơn nữa cha mẹ cần lên thời gian biểu cụ thể cho con và cùng con thực hiện một cách nghiêm túc trong thời gian dài để tạo thói quen cho con từ nhỏ.
Trẻ dành quá nhiều thời gian trong ngày cho việc đi học.
Học tập luôn là một điều vô cùng quan trọng với mọi người nhưng cha mẹ không nên ép trẻ dành quá nhiều thời gian học. Bên cạnh việc học thì cha mẹ cần sắp xếp những thời gian để cho con có thể tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời để cải thiện sức khỏe hay những lớp học liên quan đến nghệ thuật để phát triển sự sáng tạo.
Trẻ chưa thích nghi với phương pháp dạy của giáo viên.
Nhiều khi phương pháp giảng dạy của giáo viên quá khô khan, không thú vị không tạo được năng lượng và thu hút sự chú ý của trẻ. Hoặc con chưa hiểu bài nên con hỏi cô để cô giải thích thêm nhưng cô lại lại không giúp. Phụ huynh nên trao đổi trực tiếp với giáo viên để đưa ra quyết định đúng đắn và đúng thời điểm như đổi giáo viên cho con.
Đôi khi cha mẹ không có thời gian quan tâm đến việc học của con vì họ quá bận bịu với công việc.
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều cặp cha mẹ mải mê với việc kiếm tiền, đi công tác thường xuyên nên phó thác toàn bộ trách nhiệm cho gia sư, người giúp việc hay giáo viên. Con cái sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, dần dần xa cách với cha mẹ. Hoặc có nhiều trường hợp con cứ học như 1 thói quen, 1 trách nhiệm, 1 nghĩa vụ, cha mẹ chỉ cần con đến lớp, còn điểm số cha mẹ có thể lo cho con được.
Quá trình học tập của con có thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hoàn cảnh gia đình.
Nếu như có những vấn đề giữa cha mẹ như bất hòa, cãi vã, xô xát hay thậm chí là ly thân thì tâm lý của con sẽ phải chịu 1 cú sốc lớn khiến con không thể tập trung vào học tập. Khi đó con có thể bị tổn thương và từ bỏ việc học tập.