NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KHỦNG HOẢNG TÂM LÝ ĐỐI VỚI TRẺ CON

Khủng hoảng tâm lý ở trẻ em dễ xảy ra, bởi vì trẻ em là đối tượng dễ tổn thương, thiếu khả năng thích ứng với thử thách, trải nghiệm sống chưa nhiều và kỹ năng sống chưa tốt.

Khủng hoảng tâm lý ở trẻ nhỏ là gì?

Tình trạng khủng hoảng tâm lý là trạng thái hoảng loạn, mất thăng bằng cảm xúc và lý trí khi một người phải đối diện hoặc trải nghiệm những sự kiện bất ngờ, khủng khiếp, gây cho người ấy cảm giác mất an toàn nghiêm trọng hoặc gây cho họ cảm giác bị đe dọa, mất mát về tính mạng, nhân cách, tình cảm, tài sản, sự tôn trọng và vai trò, vị trí xã hội.

Biểu hiện nhận biết trẻ bị khủng hoảng.

Theo thống kê, khoảng 5% trẻ có những dấu hiệu khác nhau của chứng sợ đi học. Điển hình là trẻ hay quấy khóc, bám mẹ, không chịu đi học, thậm chí giả vờ đau bụng (với trẻ lớn hơn) vào mỗi sáng trước khi đi học. Nếu bố mẹ cho phép ở nhà, những dấu hiệu đó ở trẻ sẽ nhanh chóng trôi qua.

          Ngoài những triệu chứng điển hình trên, trẻ còn có nhiều biểu hiện khác liên quan đến sức khỏe và sinh hoạt… Cụ thể:

– Mệt mỏi, hay buồn ngủ…

– Không muốn ăn uống gì, dễ nôn, hay thở nhanh, thường xuyên có những cơn hoảng sợ, buổi sáng ngủ nướng không muốn thức dậy….

          Tất cả những dấu hiệu trên là kết quả của sự lo âu khi trẻ phải đi học, hoặc trẻ bị xa cách quá mức với những người thân yêu của mình như ba mẹ, người thân, người gần gũi thường chăm sóc bé (ông, bà, người vú nuôi v.v…).

Cách xử trí với khủng hoảng ở trẻ.

Khi trẻ có những dấu hiệu kể trên nghĩa là bé đang rất lo lắng, sợ hãi khi phải đến trường. Khi đó, điều ba mẹ cần làm là trấn an trẻ, dành thời gian động viên, chuẩn bị tâm lý cho trẻ và bản thân mình. Vì nếu ba mẹ không đủ bình tỉnh, không đủ kiên nhẫn và cả cứng rắn, sẽ rất dễ “mềm lòng” và không thể giúp trẻ bình ổn lại tâm lý. Để con không sợ trường mầm non, bố mẹ hãy :

1. Cân nhắc độ tuổi và mức độ gắn bó tình cảm của trẻ đối với gia đình, ba mẹ để quyết định thời điểm nên cho trẻ đến trường khi nào.

2. Phải làm sao để trẻ đến trường một cách thoải mái, vui vẻ, tự nguyện.

3. Trước khi cho trẻ đi học, cần nói chuyện trước với con về chuyện đó. Không nên để bé cảm thấy đột ngột về việc đi học.

4. Nên khuyến khích con ý thức tự tập.

Thường xuyên kể cho trẻ những chuyện thú vị xung quanh ngôi trường mầm non mà trẻ học để tạo sự hứng thú đi học nơi trẻ.

Giải thích cho trẻ hiểu vì sao trẻ cần phải đến trường như: con đã lớn và cần phải đi học giống như ba mẹ mỗi sáng đều phải đi làm; khi đến trường con sẽ có nhiều bạn chơi cùng rất vui, con sẽ được cô giáo dạy hát, dạy đọc thơ… Khi trẻ hiểu được ý nghĩa của việc phải đến trường sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái và nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *